SỰ TẠM NGỪNG ĐẦY ÂN SỦNG
Từ xưa, khi suy tư về dòng chảy của thời gian, triết gia Marcus Aurelius đã nói: “thời gian tựa như dòng sông, chẳng ai ngừng được nó”. Thật vậy, thời gian trong trí hiểu của con người chưa hề có cái gọi là tạm ngưng. Những gì đã đi qua, ta biết chúng với tên gọi quá khứ; những gì chưa đến, và hẳn sẽ xảy ra, ta xem chúng là tương lai. Và không hề có giây phút nào được gọi là hiện tại như chúng ta thường nhận định. Thời gian vẫn mãi trôi. Nhưng trong một cái nhìn nào đó qua ngôn ngữ và hình ảnh; ta nhận thấy, dường như thời gian đã, đang và sẽ tạm ngưng trong một khoảnh khắc nào đó.
Mọi thứ xung quanh ta đều biến đổi vì thời gian luôn thay đổi. Và hẳn nhiên ta không thể nắm bắt hoặc nhận biết được điều gì khi ta không, hay chưa dừng lại để xem xét. Điều duy nhất ta có thể thấy và nhận ra nó một cách rõ nét đó là khi chính nó và ta cùng dừng lại. Sự tạm dừng ấy là một hình ảnh tượng trưng cho sự ngưng lại của thời gian. Ví như phiên chợ ngày giáp tết, ta sẽ không thấy được toàn bộ những cử chỉ - hành động của mọi sự vật nếu như nó không được thu lại trong bức hình của người nhiếp ảnh. Nếu như không có bức hình, ta chỉ thấy được một góc nhỏ xung quanh và cận kề chúng ta, và tất nhiên chúng thay đổi. Khung cảnh phiên chợ sẽ không tồn tại nếu như không có cái nháy mắt nhỏ nhoi, đơn giản của nhiếp ảnh gia. Khi nhìn vào bức hình, thời gian đã ngưng lại trong trí hiểu của ta.
Cũng vậy, nơi một cái nhìn khác, thời gian dường như tạm ngưng, khi các sự kiện của dòng chảy lịch sử được tái hiện để xem xét và đánh giá. Các sự kiện lịch sử đã xảy ra sẽ không còn được ai nhớ đến nếu như chúng không được ghi chép lại; và chúng sẽ không được xem xét là đúng hay sai nếu như chúng ta không ngừng lại để phân tích và đánh giá. Sự tạm ngừng của thời gian mà chúng ta nhận biết dễ dàng nhất đó là việc cử hành Lễ kỉ niệm. Ta biết, lễ kỉ niệm là một hình thức được cử hành nhằm nhìn lại hành trình đã đi qua của một điều gì đó; có thể là hành trình cuộc đời của một con người, có thể là hành trình đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng , hay là hành trình đời dâng hiến của một vị tu sĩ, linh mục hay giám mục. Sự ngưng lại này mang đến cho ta ý nghĩa tinh thần lớn lao đó là nhận biết được những thay đổi qua thời gian.
Cũng vậy, nơi một cái nhìn khác, thời gian dường như tạm ngưng, khi các sự kiện của dòng chảy lịch sử được tái hiện để xem xét và đánh giá. Các sự kiện lịch sử đã xảy ra sẽ không còn được ai nhớ đến nếu như chúng không được ghi chép lại; và chúng sẽ không được xem xét là đúng hay sai nếu như chúng ta không ngừng lại để phân tích và đánh giá. Sự tạm ngừng của thời gian mà chúng ta nhận biết dễ dàng nhất đó là việc cử hành Lễ kỉ niệm. Ta biết, lễ kỉ niệm là một hình thức được cử hành nhằm nhìn lại hành trình đã đi qua của một điều gì đó; có thể là hành trình cuộc đời của một con người, có thể là hành trình đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng , hay là hành trình đời dâng hiến của một vị tu sĩ, linh mục hay giám mục. Sự ngưng lại này mang đến cho ta ý nghĩa tinh thần lớn lao đó là nhận biết được những thay đổi qua thời gian.
Lễ kỉ niệm 150 năm Giáo xứ Cẩm Trường được khai sinh cũng nằm trong ý nghĩa ấy. Tam ngưng thời gian lại để kỉ niệm nhằm nhìn lại hành trình đức tin cũng như những đổi thay của nó để thành hình nên diện mạo Xứ đạo Cẩm Trường hôm nay. Ngày nó được sinh ra tựa như sinh nhật của người mẹ, người mẹ tinh thần của bao thế hệ con cái Cẩm Trường. Ngày sinh ra của một người mẹ đã trở khuôn mẫu đức tin cho những người con Cẩm Trường; bao gồm những người con đủ lông cánh đã tách rời người mẹ và cả những người con vẫn còn đang được che chở dưới cánh. Cẩm Trường 150 năm tuổi được xem như là người mẹ cao niên nơi vùng đất xứ Nghệ nhưng người mẹ ấy chỉ như đang xuân thì khi sánh với Mẹ Giáo Hội.
Kỉ niệm 150 năm ngày mẹ được sinh ra mang đến cho tất cả người con Cẩm Trường những hồi tưởng về quá khứ, những gì đã qua, những gì cha ông phải đối diện và đã vượt qua để gây dựng nên danh xưng Cẩm Trường. Cử hành Lễ kỉ niệm 150 tuổi là để mọi người con Cẩm Trường nhìn lại những thăng trầm trong hành trình đức tin của thế hệ cha anh khi phải đối diện với những khó khăn của thời cuộc. Cái mốc lịch sử 150 năm Cẩm Trường được sinh ra cho thấy lông cánh đức đã mọc đủ nơi cha ông, những người bước theo Chúa Ki-tô nơi mảnh đất xứ Nghệ, nơi được biết đến như mảnh đất của sự bắt bớ và khai trừ đức tin Ki-tô giáo. Đức tin sẽ không sinh hoa trái nếu máu đào chưa được đổ ra; thật vậy, máu đào đã đổ ra nơi danh xưng Cẩm Trường, đó chính là vị anh hùng tự đạo Phê-rô Vũ Đăng Khoa mà nay thuộc Thuận Nghĩa, một người con được sinh ra từ Mẹ Cẩm Trường. và chính nơi mảnh đất cảm trường thân yêu cũng có sự hiện diện của chứng tá đức tin Cha Phê-rô Quế và biết bao con người đang âm thầm lặng lẽ làm chứng ta cho đức tin ở trong quá khứ và ngay hôm nay.
Việc ngưng lại thời gian để kỉ niệm 150 năm cũng là cơ hội quý báu cho những người con Cẩm Trường nhớ lại những điều vĩ đại mà Thiên Chúa tình yêu đã thực hiện và ban cho nơi mảnh đất thân thương này. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những món quá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta, đặc biệt là món quà thời gian. Thời gian qua đi nhắc nhớ chúng ta rằng: Thời gian là món quà thánh thiêng mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ chúng ta. Qua thời gian, ta được biến đổi để trở nên hoàn thiện hơn. Những bức tường cũ đã đổ xuống cho thấy sức mạnh tàn phá của thời gian nhưng chính nơi ấy, một bức tường mới được xây lên trên chính nền móng cũ vững chãi. Thời gian đã làm cho mảnh đất Cẩm Trường trở nên phì nhiêu và sản sinh ra được nhiều hoa thơm quả ngọt.
Quá khứ là nền tảng cho những gì chúng ta có nơi hiện tại. Quá khứ là bài học nhằm tìm ra sự khôn ngoan để tiến tới. Quá khứ chưa và sẽ không bao giờ chết, nó chỉ đang tạm ngưng.
Tác giả bài viết: John Tran
SỰ TẠM NGỪNG ĐẦY ÂN SỦNG
Reviewed by Admin
on
5/18/2016 06:29:00 CH
Rating:
Không có nhận xét nào: