Top Ad unit 728 × 90

Nguyễn Toàn Thuận: “ Tôi thà làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, còn hơn đứng nhìn các em bé chết lạnh”

Chương trình “60 phút mở” của VTV với chủ đề “làm từ thiện để làm gì?” “làm từ thiện là cho ai?” đang là tâm điểm tranh cãi của dư luận.

Để thấy được suy nghĩ của người trẻ về vấn đề này, chúng ta cùng gặp gỡ bạn Nguyễn Toàn Thuận là người đã và đang tham gia rất nhiều chương trình từ thiện, hiện đang là phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hương Từ Bi chia sẻ quan điểm của mình về câu chuyện làm tình nguyện cho ai?.
Ảnh: Nguyễn Toàn Thuận – phó chủ tịch câu lạc bộ Hương Từ Bi.
Xin chào Toàn Thuận!
Bạn có theo dõi chương trình 60 phút mở của Vtv số vừa rồi với chủ đề về việc làm từ thiện không? Theo bạn thì việc làm từ thiện là để làm gì?

Mình cũng vừa xem qua chương trình đó. Theo mình thì việc làm tình nguyện đơn giản là để giúp cho cuộc sống này tươi đẹp hơn, bớt những hoàn cảnh khó khăn. Còn đối với câu lạc bộ của mình thì hoạt động từ thiện là phần bổ trợ cho quá trình tu học đạo Phật vì câu lạc bộ của mình chủ yếu là sinh viên phật tử, là những người hộ pháp giúp đời.

Theo bạn thì mọi người làm tình nguyện là vì ai? Vì muốn thoả mãn cái tôi cá nhân của mình hay chỉ đơn thuần là muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn?

Mình cho rằng làm tình nguyện thì điều đầu tiên vẫn là giúp chính bản thân bạn, sở dĩ như vậy vì người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh phúc cho mọi người, bạn sẽ giúp họ sống biết yêu thương, cảm thông và san sẻ với mọi người xung quanh. Đi làm từ thiện còn là đam mê của tuổi trẻ, muốn cống hiến một phần sức trẻ của mình cho cuộc đời.

Nghe bạn nói thì có vẻ khi làm từ thiện bạn đang nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn là những hoàn cảnh khó khăn ngoài cuộc sống?

Thật ra khi làm mình nghĩ đến cả người cho và người nhận, mình thấy nghĩ cho ai nhiều hơn thì cũng không quan trọng mà quan trọng là bạn và mọi người đã làm được những gì. Miễn sao bạn và người nhận đều vui là được.

Bạn nghĩ sao về việc nhiều người đi làm tình nguyện không vì cái “tâm” mà chỉ là để đánh bong tên tuổi, để check in, câu like, câu view hay có hình post lên mạng xã hội?

Nói thật chứ việc làm từ thiện dù lấy danh hay lấy lòng thì những người nghèo hoặc những người khốn khó trong xã hội đều nhận được những điều người ta cần, còn chuyện có câu like hay như thế nào đi nữa mình nghĩ không nên quan tâm nhiều, vì cái chính đã được giải quyết là giúp đỡ những người thiếu thốn. Bạn thấy vui và họ cũng thấy hạnh phúc là được rồi.

Liệu những người được nhận sự giúp đỡ đó khi biết rằng họ chỉ là công cụ giúp ai đó đánh bong tên tuổi, quảng bá hình ảnh cá nhân thì theo bạn họ có còn cảm thấy hạnh phúc như bạn nói không?

Cái này mình không nghĩ nhiều, chỉ đơn giản khi mình trao cho họ một thứ gì đó dù nó có giá trị vật chất hay tinh thần thì mình thấy trong ánh mắt họ đều rất vui. 
Còn chuyện đánh bóng mình thấy có nhưng rất ít thôi vì bọn mình chẳng phải người nổi tiếng, chẳng có fan club thì mình đánh bóng cho ai xem mà mình suy tính đến điều đó. Câu này bạn nên hỏi những người tham gia từ thiện với mục đích đó thì sẽ hợp lí hơn(cười).

Mà thật ra khi bạn trao cho họ thứ họ cần thì họ sẽ cảm ơn bạn chứ chẳng bao giờ họ buồn cả. Giống như bạn đang đói ai đó cho bạn ăn bạn sẽ vui, bạn đang lạnh ai đó đưa cho bạn một chiếc áo ấm để bạn mặc thì bạn có hạnh phúc không?

Trong chương trình T.S Đặng Hoàng Giang có nói: “làm tình nguyện bằng cách mang quần áo từ miền xuôi lên vùng cao lâu dài có khả năng khiến cho người dân tộc mất đi bản sắc văn hoá dân tộc”, vậy bạn có nghĩ mình đang gián tiếp làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc hay không?

Mình thà là người gián tiếp làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, còn hơn là người đứng nhìn các em bé chết lạnh giữa tiết trời vài độ C chỉ vì giữ gìn bản sắc văn hoá. Chỉ đơn giản là tại sao bạn có quyền mặc áo ấm khi trời lạnh còn trẻ em vùng cao thì phải cởi chuồng để giữ gìn bản sắc dân tộc, không biết họ có đủ ấm, đủ no để sống qua ngày hay không chứ nói gì đến việc họ hay những người giúp đỡ họ phải gánh vác lấy cái trọng trách giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Mình và nhiều bạn đi làm tình nguyện khác chỉ mong muốn làm cho các em nhỏ một điều gì đó thiết thực nhất với các bé ngay lúc đó, chứ cũng chẳng phải có ý tiếp tay phá vỡ đi cái gì cả.

Vậy bạn có nghĩ việc bạn đưa quần áo, thực phẩm cho người nghèo khiến họ bắt đầu ỉ lại: người lớn không chịu đi làm, trẻ em không chịu đi học mà chỉ ra ngoài đường đứng chờ để nhận được sự hỗ trợ từ các đoàn từ thiện?

Nếu họ có đủ lương thực để ăn, đủ áo ấm để mặc mình tin là họ cũng không rảnh để ra ngoài giữa tiết trời lạnh giá chỉ để trông chờ những thứ đó từ đoàn từ thiện. Thật ra những bản vùng cao được các đoàn hỗ trợ đều là những nơi mà cuộc sống của người dân còn rất nghèo, nếu đi làm từ thiện mà còn suy bì là sợ họ nhận nhiều họ quen thì tôi nghĩ chẳng ai đi làm từ thiện nữa đâu. Bao giờ bạn biết cho đi mà không toan tính thì bạn sẽ hiểu, thay bằng suy nghĩ tiêu cực sao bạn không đơn giản mọi thứ là mình đang làm một việc tốt cho những người có hoàn cảnh khó khăn và cần nhận được sự giúp đỡ từ những người có điều kiện tốt hơn.

Là một người đã từng tham ra rất nhiều hoạt động từ thiện thì theo bạn làm từ thiện như thế nào mới là làm từ thiện đúng cách?

Việc làm từ thiện đối với mình chẳng bao giờ là sai hay đúng cả, nếu nói đúng cách thì chỉ là bạn đưa được đến tay những người đang thực sự cần được giúp đỡ. Khi bạn làm một việc gì đó mà khiến bản thân bạn là người cho đi và bản thân người nhận đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc thì khi đó bạn đang làm đúng. Mọi người làm tình nguyện đều làm vì cái tâm là chính với mục đích muốn giúp đời, giúp người nên theo mình nếu cứ làm điều gì để mọi thứ tốt đẹp hơn thì điều đó là đúng.

Cảm ơn Toàn Thuận, chúc bạn thành công trong cuộc sống và sắp tới có nhiều chuyến đi tình nguyện ý nghĩa.

                                                                                 Cao Thị La.

Câu lạc bộ Hương Từ Bi:
     Là Clb Thanh niên phật tử của chùa Khai Nguyên được thành lập ngày 30/6/2013 ban đầu gồn 20 thành viên, đến nay số lượng thành viên là 60 người.
     Chủ nhiệm là sư thầy Đại Đức Thích Đạo Thịnh, phó chủ nhiệm là phật tử Nguyễn toàn Thuận.
           Một số hoạt động của Clb: Tổ chức khoá tu 2 ngày vào mỗi tháng cho các bạn sinh viên, Làm từ thiện mùa đông lên vùng cao, phát quà cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn và các em ở trung tâm bảo trợ xã hội, nấu cháo cho các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện Bạch mai vào thứ 5 hàng tuần. . .

Nguyễn Toàn Thuận: “ Tôi thà làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, còn hơn đứng nhìn các em bé chết lạnh” Reviewed by Admin on 6/09/2016 11:36:00 SA Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Trí Thức Cẩm Trường © 2017

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Đồng Lăng. Được tạo bởi Blogger.