Chim Bồ Câu trắng - Bà mặc áo tuyết là Thần Hạ Lăng Cẩm Trường?
Trải qua lịch
sử gần 400 năm kể từ lúc đón nhận đức tin (1629 - 2019), Đất Mẹ Cẩm Trường đã không
ngừng trổ sinh nhiều hoa trái qua bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ
Maria.
Những biến cố
đau thương xảy đến đã tôi luyện thêm lòng tin son sắc, sự kiên trung và tâm hồn
ký thác vào Đấng Tình Yêu đã giúp Cẩm Trường tồn tại, để con cháu chúng ta được thừa hưởng
như ngày hôm nay. Có những giai thoại tuyệt đẹp đã minh chứng cho bàn tay cứu
giúp của Đức Mẹ, Chúa Thánh Linh mà thế hệ sau ít được biết đến.
Ngược dòng lịch
sử trở về năm 1878 (năm Ất Dậu), năm đó vào vụ mùa bội thu, trời nắng ráo, mưa
tạnh nên người Hạ Lăng Cẩm Trường thu hoạch vụ lúa từ đầu tháng 9 đến cuối
tháng 10 (Â.L) gọn gàng tươm tất.
Lúa cất đầy
cót khoanh, rạ rơm chất đống lớn, đống nhỏ, dân làng đang tập trung cày đất ải
cho vụ khoai màu năm sau...
Chiều Chúa
Nhật 07/10/1978 là ngày lễ Mân Côi: Toàn xứ đang chuẩn bị rước kiệu mừng Mẹ, bỗng
thấy từ ba phía chân trời ánh lửa rực hồng bừng sáng với tiếng reo hò theo gió vọng
về Hạ Lăng...
Dần dà ánh lửa trở thành ngọn đuốc đỏ di chuyển từ: Bãi Ngang (ba Tổng: Thanh - Tam - Đa) làng Quan, Ngọc Lâm và Ngọc Đoài, làng Bút Vọng Lĩnh... ba vùng đuốc đỏ hòa lẫn với muôn vàn tiếng reo hò tiến về hai phía đông và nam vùng Hạ Lăng, Cẩm Trường.
Tình thế nguy cơ đã đến!
Dân Hạ Lăng Cẩm Trường như ngàn cân treo sợi tóc!...
Giặc từ ba hướng kéo đến, đuốc sáng rực trời, tiếng hò reo như sóng rền núi nở!
Hiệu lệnh ngân vang như van nài, thúc giục... Toàn dân: Ốm đau mạnh khỏe, già trẻ gái trai lớn bé đều có mặt...
Ôi! Kể sao
cho hết nỗi lòng Cẩm Trường Hạ Lăng lúc này!
Với sự phân công: Trai và người khỏe nai nịt gọn gàng cùng gươm đao, khiên mộc tiến ra phía tây bắc để đón đội quân Lùm Thần (Quỳnh Đôi), toàn dân nhất tề rước ba kiệu Trinh Mẫu Nữ Vương đến ba địa điểm:
- Vùng Giếng Lấp đồng Giót đón đội quân Bãi Ngang kéo đến.
- Rộc Vườn, đồng Bời Lời đón: Ngọc Lâm, Làng Quan và Bút Lĩnh.
- Vùng Đồng
Quát đón đội quân Ngọc Đoài và Làng Vọng.
Ba đoàn rước
trong tay là chuỗi hạt Mân Côi với cây nến sáng hợp với lời kinh nguyện ca hát
ngân vang, chung lòng thống hối, kêu van nài xin... Cùng dâng hết nỗi đau khổ
lên Đức Trinh Nữ và tình yêu Ngôi Ba Thánh Linh của những đứa con Hạ Lăng, Cẩm
Trường.
Bao lòng thống hối nài van
Lẽ đâu Cha Mẹ
lại không nhậm lời
Mẹ Cha Đấng
ngự trên trời
Thương đàn
con cái ở nơi thế trần
Gặp cơn tai
biến gian nan
Cúi xin Cha
Mẹ dủ thương phù trì!...
Ba đoàn quân ô hợp với đuốc lửa gươm đao và bao bì thúng gánh, miệng hò hét vang rộn ồ ạt kéo đến gần ba kiệu... Bỗng im tiếng hò reo, quẳng đuốc lửa, tháo chạy thoát thân trong đêm tối.
Cuối cùng
cũng chẳng còn một tên trên đường kéo đến, khi đó mới nghe ba tiếng súng nổ
vang tại đồn quan Đô úy Cầu Giát.
Ba cánh quân ô hợp chạy hết, đội quân Lùm Thần vẫn yên lặng, lát sau mới có lệnh phục thu quân, mọi người về đầy đủ.
Sau cuộc biến
động, quan Đô úy Cầu Giát mới cho đội quân đóng tại huyện cũ (Đồng Bạch (Quỳnh
Bá) là cơ sở huyện Quỳnh Lưu trước, thời gian Văn Thân nổi loạn mới rút về Cầu
Giát. Sau gọi cơ sở đóng quân là huyện cũ).
Từ lúc có đội
quân tại huyện cũ: Mỗi khi nghe tiếng “reo”,liền bắn mấy phát súng là im bặt... Từ
đây dân Hạ Lăng, Cẩm Trường mới được yên ổn phụng sự Thiên Chúa và làm ăn sinh
sống.
“Chim Bồ Câu Trắng - Bà Mặc Áo Tuyết
Là Thần Hạ Lăng Cẩm Trường”
Dân Đồng
Lăng làm ăn thịnh vượng, thường quan hệ với người Quý Hòa (bởi người xóm Quý
Hòa Giáo là người làng Quý Hòa nên mới quan hệ).
Có người Quý
Hòa hỏi: “Bà mặc áo trắng tuyết là ai?” Người Đồng Lăng không biết trả lời thế
nào về câu hỏi ấy. Người Quý Hòa nói tiếp: “Đêm 07/10/1878 năm Ất Dậu ấy, chúng
tôi thấy người ta đi qua làng rất đông, lại cầm gậy gộc gươm giáo cùng bao bì
thúng gánh. Không biết họ đi đâu và làm gì. Bởi tò mò nên mới để ý theo dõi,
khi thấy họ rẽ vào Hạ Lăng chúng tôi mới
hiểu họ định làm gì, cũng lo cho tính mạng người Hạ Lăng.
Đứng xa
trông vào Hạ Lăng thấy khiêng hai kiệu ra và đặt ở hai nơi cách xa nhau, nên chỉ
xem kiệu đăt ở Giếng Lấp sát đám ruộng nhà mà thôi.
Sau kiệu
toàn người già yếu và con trẻ, tay không, miệng luôn ca hát cầu kinh. Chúng tôi
nghĩ: Đem trứng ra chọi đá nên mới đến gần để xem binh - tình cho rõ.
Lúc đoàn người
ở ngoài đến gần tới kiệu thời xuất hiện một chim Bồ câu trắng với ánh hào quang
trên đầu. bà mặc áo trắng trong kiệu đi ra, một ông già dắt con ngựa bạch đến,
đoàn người ở ngoài cứ thẳng tới, bà ấy mới cưỡi ngựa và rút trong hào quang
chim câu ra hai cái guơm cầm hai tay.
Bà ấy cùng chim câu chặn đoàn người ở
ngoài không cho tiến sâu đến người Hạ Lăng. Một số cố tình xông vào đều bị đánh
gục rồi bỏ chạy hết. Bà ấy đẹp thật!
Vậy bà ấy là
ai? Chắc hẳn chim Bồ câu và bà ấy là Thần Thánh người Hạ Lăng thờ nên mới phù hộ
cho Hạ Lăng như vậy!...
Những người
hỏi kể tích này không phải ai xa lạ, mà là người bạn thân thiết với ông Thông -
Tự (Thân phụ L.m Giuse Nguyễn Hồng Thanh) đã nói lúc ông làm việc cho xóm Quý
Hòa Giáo tại làng Quý Hòa trong nhà các người ấy.
Những người
Quý Hòa đó là: Ông Lý Ba, ông Lý Phùng và ông Nguyễn Thôn. Ngày nay con cháu ba
ông đã tòng giáo, người ở Sơn Trang (Quỳnh Trang), người ở Hà Nội, lại có người
di dân vào Buôn Mê Thuật và Bình Thuận.
Sau khi nghe
biết câu chuyện: “Chim Bồ câu trắng và Bà mặc áo tuyết” ông Trọng Hòa đã lập hội
Đức Bà Hằng Cứu Giúp và đoàn ca Thánh với danh hiệu: Giuse ca nhạc đoàn. Ngày
nay mỗi tối thứ tư và thứ bảy hàng tuần, giáo dân làm việc kính thánh Giuse và
Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại giáo họ Đồng Lăng.
Từ sự kiện
đó, Đồng Lăng đã nhận Chúa Thánh Linh làm làm Đấng Bổn Mạng của mình.
Thánh đường giáo họ Đồng Lăng được xây dựng và cung hiến cho Chúa Thánh Thần vào năm 1941 |
Hang đá cũng được xây dựng để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria |
Về sau (năm
1886) cộng đoàn giáo xứ Cẩm Trường đã nhận Mẹ Mân Côi làm Quan thầy, để tỏ lòng
biết ơn Đức Mẹ và ghi nhớ biến cố lịch sử ấy, cũng như mong muốn được Mẹ tiếp tục
bầu cử cho đoàn con cái.
Mẹ Maria Mân Côi là Bổn Mạng giáo xứ Cẩm Trường |
(Theo cuốn Nguồn guồn gốc Đồng Lăng Kẻ Ngói vùng Hạ Lăng xứ Cẩm Trường của tác giả Lòng Tôi)
Chim Bồ Câu trắng - Bà mặc áo tuyết là Thần Hạ Lăng Cẩm Trường?
Reviewed by Trí Thức Cẩm Trường
on
5/18/2019 04:02:00 CH
Rating:
Không có nhận xét nào: